Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Chia sẻ cách ngâm rượu thuốc bổ chất lượng cao

Rượu Thuốc:
Rượu thuốc nói chung, rượu thuốc từ động vật nói riêng có nguồn gốc xa xưa, được chế biến thành đồ uống đồng thời cũng tham gia vào quá trình phòng chữa bệnh cho con người. Khi nói tới rượu người ta thấy ngay, đó là loại đồ uống có mặt hầu như trong mọi gia đình, nó tham gia vào các cuộc vui, lễ tết... Ngoài ra rượu thuốc từ động vật còn được sử dụng tích cực vào việc phòng chữa bệnh cho kết quả rất cao. 

Rượu thuốc từ động vật không chỉ là rượu ngâm đơn thuần như xưa nay chúng ta thường sử dụng và chữa một số bệnh về xương khớp, đau lưng. Rượu thuốc từ động vật có thể phòng và điều trị các bệnh nội khoa như: Cảm lạnh, ho, viêm khí quản, đau đầu, mất ngủ, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tiểu tiện ra máu, liệt dương, vô sinh ở nam giới, đau bụng kinh ở nữ giới... Rượu thuốc cũng đưa lại những hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ngoại khoa như: Viêm khớp phong thấp, viêm dạng thần kinh, đau thần kinh tọa, viêm quanh vai...
Rượu thuốc từ động vật còn có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực và kéo dài tuổi thọ. Rượu giúp bổ khí đường huyết, bổ gan, thận và tỳ vị...
Bạn đọc có thể lựa chọn cho mình hoặc người thân loại rượu thích hợp để phòng và điều trị bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, điều trị bệnh có hiệu quả.
1. Rượu Ba Kích

Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. 
Người ta thu hoạch rễ ba kích vào những ngày đẹp trời của mùa đông. Trước hết, đem rửa sạch đất cát, phơi độ 5 - 7 nắng cho tới khô; hoặc trước khi phơi, đem đồ chừng 30 - 45 phút cho giảm độ thủy phân của rễ rồi mới đem phơi khô hoặc sấy khô. Khi rễ gần khô, dùng dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra, rồi phơi tiếp đến khô. Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, ủ mềm độ 1 giờ, rồi bóc bỏ lõi, cắt thành đoạn 3 - 5cm. Sau đó tiến hành chế biến cổ truyền với một số phương pháp sau đây:

Ba kích chích rượu:
Ba kích 1.000g; rượu trắng (35 - 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.
Ba kích chích muối ăn: ba kích 1.000g; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào ba kích, ủ 2 - 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Ba kích chích cam thảo: ba kích 1.000g; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết, vì nó sẽ đạt được các mục đích như tăng được tính dương khi chích với rượu, tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn, loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
Theo YHCT, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
Như ta đã biết, thành phần hóa học chính của ba kích là các hợp chất anthranoid: tectoquinon, 1- hydroxyl -2, 3 - dimethyl-anthraquinon…; Các hợp chất iridoid: asperulosid, morofficialosid… có nhiều các nguyên tố vi lượng, vitamin C. Về tác dụng sinh học, ba kích có nhiều biểu hiện tốt về khả năng tăng cường hiệu lực của nội tiết tố androgen, tăng cường khả năng bơi của chuột thí nghiệm, lại có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, chống độc tốt. Trên thực tế, thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích.
Rượu ba kích
Dùng một trong những sản phẩm ba kích chế biến ở trên để ngâm rượu. Đem ba kích chế tán thành bột thô (kích thước 5x5mm), trần bì thái chỉ, sao vàng, cắt nhỏ, tiểu hồi, vi sao, giã dập, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ: ba kích chế 1.000g; trần bì (sao vàng) 50g; tiểu hồi 20g; rượu trắng (35-40%) 3lít.
Cho rượu vào bột nói trên, lần 1, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần. Gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín.
Ngâm lần 2: Thêm 2 lít rượu với nồng độ trên, ngâm tiếp 3 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Ngâm lần 3: Thêm 2 lít rượu vào ngâm tiếp 2 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Phối hợp dịch rượu ngâm của 3 lần, lắc đều. Để lắng, gạn, lọc.
Cũng có thể ngâm riêng rượu của trần bì, tiểu hồi rồi pha chế vào dịch ngâm của rượu ba kích. Việc gia thêm trần bì và tiểu hồi vào rượu ba kích với mục dích tăng thêm tính dương và tăng thêm mùi vị thơm ngon cho rượu ba kích. Cũng có thể pha thêm một chút đường kính vào rượu trên cho dịu.
Để tăng tác dụng bổ thận dương, có thể ngâm thêm vào công thức trên 200g bột thô hà thủ ô đỏ (chế với đậu đen), 100g bột thô đỗ trọng (chích muối ăn).
Rượu ba kích có thể chất trong, màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Ngày có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Để có sản phẩm rượu ba kích tốt, ngoài việc phải chọn dược liệu tốt, đồng thời chọn rượu ngâm phải là rượu do các cơ sở đã được đăng ký chất lượng sản xuất thì mới mang lại hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có sản phẩm rượu ba kích của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội Halico là sản phẩm đáng tin cậy, người sử dụng có thể tìm mua.


2.Rượu Hải Sâm:

Cách chế biến và ngâm rượu hải sâm - vị thuốc qúy cho cả nam và nữ
Trong các vị thuốc quý có nguồn gốc động vật được phát hiện ở biển Việt Nam, trước hết phải kể đến hải sâm (Holothuria). Sở dĩ có tên như vậy, vì nó là một vị thuốc quý, được đánh giá như nhân sâm, và lại sống trên biển, nên có tên hải sâm. Trong dân gian, hải sâm còn có tên đỉa biển, dưa chuột biển, nhím biển. Với rượu hải sâm, hoặc hải sâm phối hợp với hải  mã, dùng tốt cho các bệnh  suy giảm sinh dục của cả hai giới. Với đấng mày râu, hải sâm chống được chứng di tinh, tảo tiết. Với phái đẹp, hải sâm chống chứng lãnh cảm, dửng dưng… 
Chế biến hải sâm
Trước hết đem rửa sạch bùn đất bên ngoài, sau đó dùng một ngón tay hoặc một đoạn gỗ nhỏ, ấn vào miệng hải sâm, rồi đẩy nhẹ để lộn toàn bộ phía bên trong ruột ra phía ngoài. Vứt bỏ hết các bộ phận bên trong. Rửa sạch kỹ, rồi  đem hải sâm tẩy mùi bằng dịch gừng/rượu (1kg hải sâm/200g gừng tươi/300ml rượu trắng 35- 40 %). Đem gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm rượu, trộn đều. Sau đó cho hải sâm vào, bóp đều. Để 30 phút, thỉnh thoảng đảo lại cho đều. Sau đó, lấy hải sâm ra, bỏ sạch gừng, rượu. Để khô se, rồi có thể tiến hành theo hai cách sau:
Ngâm rượu hải sâm tươi: Đem hải sâm đã chế ở trên cắt thành miếng nhỏ, rồi ngâm trong rượu dược dụng có nồng độ 60%. Có thể tiến hành với tỷ lệ một hải sâm năm rượu, trong 3 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích, thời gian cũng  giảm dần, 2 tháng (lần 2), 1 tháng (lần 3). Trộn đều rượu chiết của ba lần lại. Để lắng, gạn bỏ tủa.  Song song ngâm riêng một thang thuốc Đông y, với tỷ lệ hải sâm/rượu (1: 1),  theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g  hải sâm tươi, có thể dùng 100g thuốc đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, hà thủ ô đỏ (chế đỗ đen)  mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng hành khí vừa làm thơm, như trần bì, thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Các vị thuốc có thể cắt nhỏ hoặc tán bột thô, rồi ngâm với rượu 35%. Cũng có thể chiết 3 lần để lấy kiệt dịch thuốc
Sau đó có thể phối hợp giữa rượu hải sâm với rượu thuốc theo tỷ lệ 50-50.


Hải sâm khô: Đem hải sâm đã chế biến sạch ở trên, lấy dao hoặc kéo cắt dọc thân,  rồi dàn đều khối thịt trên khay men để sấy. Khi sấy khô, cần chú ý nhiệt độ sấy. Ngay từ đầu nhiệt độ sấy phải đảm bảo từ 50 - 60oC để hải sâm khỏi bị ôi, thiu. Sau đó tăng dần nhiệt độ. Trong quá trình sấy, cần lật đảo các mặt cho đều,  đến khi chín hẳn, khô vàng, cho mùi thơm, ngậy.
Sau khi đã có hải sâm khô, có thể đem tán thành bột thô, rồi đem ngâm với rượu 35-40% theo tỷ lệ, một phần hải sâm 5 phần rượu, trong 1 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích,  thời gian cũng  giảm dần, 3 tuần lễ (lần 2), 2 tuần lễ (lần 3). Trộn đều rượu chiết của 3 lần lại. Song song cũng  ngâm riêng một thang thuốc Đông y, cũng với tỷ lệ giữa bột hải sâm và rượu, là (1:1) theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g bột hải sâm, có thể dùng 100g thuốc Đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, thỏ ty tử, mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng làm thơm và hành khí, như trần bì,  hoặc vừa mang tính chất bổ huyết và tạo mầu, như  huyết giác, mỗi vị 10g. Các vị thuốc cần thái nhỏ, hoặc tán thành bột thô, chiết với 1 lít  rượu 35 %. Chiết 3 lần. Khi pha chế, có thể dùng tỷ lệ 50 – 50, giữa hải sâm và rượu thuốc. Cũng có thể phối hợp ngâm giữa hải sâm và hải mã (cá ngựa), theo tỷ lệ,  lượng hải sâm gấp đôi lượng hải mã, có thể ngâm dưới dạng tươi hoặc làm bột khô như cách trên. Quá trình chế biến và pha chế tương tự như làm với hải sâm.
Có thể pha thêm ít mật ong, hoặc đường kính vào rượu hải sâm để tăng thêm khẩu vị. Với rượu nên dùng vào các buổi trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.
Ngoài dạng thuốc rượu ra, hải sâm có thể được dùng dưới dạng bột, thích hợp cho các anh, chị có tửu lượng thấp, hoặc không uống được rượu. Hải sâm đem sấy khô, như trên rồi tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g-10g với rượu hoặc nước gừng ấm.             
Ngoài cách bào chế dưới dạng thuốc,  hải sâm cũng được dùng dưới dạng thực phẩm, như hải sâm xào riêng hoặc xào với thịt dê, với cá ngựa


3. Cách ngâm rượu cao hổ cốt

Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt. 
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà ngâm càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.


HỔ CỐT MỘC QUA TỬU


Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr

Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc
Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr

HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬ


Hổ cốt 10 gr
Nhân sâm 10 gr 
Ngâm trong một lít vodka, gin. 
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.


- Cơ sở Rượu Gia Truyền chuyên cung cấp các dòng rượu Quê chất lượng cao uy tín đã được khẳng định trong nhiều năm. Quý khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của cửa hàng Rượu Gia Truyền để ngâm các loại thuốc bổ có giá trị cao. Cửa hàng rất mong Quý khách ủng hộ.

Địa chỉ: Cơ sở 1; Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 ngõ 298 Ngọc Lâm - Long Biên _ Hà Nội
-----------------------------------------------------------
ĐT Liên hệ ship hàng: 0968.58.6618 - 04-39781175

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Nếp cất hạ thổ 30 độ đặc biệt thơm ngon kính mời

Rươụ gia truyền xin giới thiệu.
Hiện cửa hàng đang có dòng sản phẩm mới đó là rượu Nếp cất 30 độ có màu vàng óng rất ngon & thơm dịu được đóng trong chum sành loại 2lít như ảnh trên. 
Thành phần rượu được chưng cất từ gạo nếp cái hoa vàng đặc biệt thơm ngon bổ dưỡng.
Do nồng độ rượu là 30 độ nên rất rễ kết hợp với các món nhậu. Đặc biệt nếu để ướp lạnh trước khi uống thì tuyệt vời say lúc nào chẳng biết. Nếu uống vừa đủ thì thể trạng rất khỏe khoắn và hương phấn giúp quý khách  ngủ sâu giấc và đón một ngày mới đầy năng lượng. 
Cửa hàng chúc Quý khách mạnh khỏe luôn may mắn trong cuộc sống.


Quý khách nào quan tâm thì liên hệ nhé. DT: 0968.58.6618
Do mẫu mã đẹp đậm chất quê nên bác nào làm quà biếu cũng ok mà đi liên hoan mang đi cũng rất lịch sự.
Chú ý: ACE nào mua làm quà biếu mà có nhu câu thay đổi chữ cho ý nghĩa thì cửa hàng sẽ dán theo yêu cầu, như; (Phúc - Lộc - Thọ) - (Phát - Tài) - (Phát - Lộc) ( Tài - Phát) vv...
Giá: 350k/chum 2 lít.


Rượu dâu tằm

Rượu dâu tằm - công dụng và cách ngâm rượu

Trong các loại trái cây, trái dâu cũng góp phần đem lại cho con người thật nhiều công dụng về mặt sức khỏe. Dâu thì có rất nhiều loại. Nào là đâu tây, dâu xanh, dâu đen…Ở Việt Nam thì các loại dâu đều mắc tiền cả. Chỉ có loại dâu đen, còn gọi bằng tên khác là dâu tằm là rẻ hơn các loại kia. Thế nhưng loại dâu tằm lấy trái cũng chỉ được trồng nhiều ở Đà Lạt. Ở các vùng khác như Bảo Lộc chẳng hạn, người ta trồng chủ yếu để lấy lá nuôi tằm thôi. 


Quả dâu tằm khi chín màu tím sậm gần như tím đen. Loại quả này giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu tằm có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí…
Với những đặc tính quý như vậy nên có một hũ rượu dâu tằm trong nhà cũng nên phải không các bạn. Làm rượu từ dâu tằm rất dễ các bạn ạ. Dưới đây là công thức, các bạn có thể tham khảo để ngâm cho mình một hũ rượu ưng ý nhé.
Nguyên liệu
  • 5 kg dâu tằm
  • 3 kg dường trắng
  • 1 chai rượu trắng
  • 1 cái hũ thủy tinh to (tuyệt đối không dùng hũ nhựa)
Cách làm
  • Dâu mua vể rửa sạch, để ráo nước.
  • Bỏ vô hũ thủy tinh cứ 1 lớp dâu, 1 lớp đường, ….trên cùng là 1 lớp đường. Đậy kín nắp và ủ trong vòng 1 tháng dâu sẽ tự ra nước. Khoảng 2 tuần một lần dùng vá sạch nhấn đè cho phần dâu ở phía trên cùng ngấm đều .
  • Sau một tháng, bạn cho chai rượu vang hoặc rượu đế vô hủ dâu , đậy kín ủ tiếp 1 tháng nữa. Lần này xác dâu sẽ nhừ nát. Khi dùng, bạn ép trên rây để loại bỏ bã. Rượu dâu đậm hương vị thơm ngon mà màu lại rất đẹp.
  • Bạn có thể uống với đá viên hoặc không cần nước đá rượu vẫn ngon vô cùng. Ấy nhưng nhớ là nếu uống với nước đá thì có thể dùng cái ly hơi lớn một chút. Còn không dùng nước đá thì, ly be bé thôi đấy.
Rượu được lọc qua rây để loại bỏ bã


Rượu đã lọc

Có điều các bạn nên lưu ý là đừng thấy rượu thơm và ngọt mà làm tới nhé. Lúc đầu chỉ hơi bừng bừng một chút thôi nhưng nếu uống nhiều sẽ say tới bến luôn đó.


Nghe người ta ca tụng công dụng của trái dâu tằm tôi cũng phát mê. Thích nhất là rượu dâu tằm có thể làm cho tóc bạc đen lại. Thế nên cũng bon chen ngâm tới mấy hũ lận. Uống vào thì cũng thấy tóc đen trở lại có điều phải có sự trợ giúp của Bigen cơ. Hay là uống ít quá chưa đủ đô nhỉ? Đã thế, cứ uống. Không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang. Cùng lắm thì bổ ngửa có sao đâu. Cũng là bổ mà!!!

Cửa hàng rượu gia truyền chúc các bạn thành công.
link: facebook/Ruougaogiatruyen
LH: 0968.58.6618


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Khách hàng người Nhật

Một vị khách Nhật Bản chỉ chung thủy với rượu Hoàng Mơ hạ thổ đựng trong chum sành, sau gần 8 tháng về nước sáng nay đã quay trở lại cửa hàng Rượu Gia Truyền mua ủng hộ liền 02 chum cho bõ nhớ rượu quê Việt.
Cửa hàng vô cùng cảm ơn vị khách người Nhật nói riêng và các quý khách hàng nói chung đã tin tưởng và ủng hộ.
Chúc Quý khách luôn mạnh khỏe.




Tác dụng của rượu ngâm Tắc kè

Tác dụng chữa bệnh của rượu ngâm tắc kè
Tôi có thắc mắc về đông y, tắc kè ngâm rượu chữa được bệnh gì? Rượu rắn chữa được bệnh gì? Rết ngâm rượu được dùng làm gì? (quang dung).
Trả lời của phòng mạch online:
Rượu tắc kè:
- Tắc kè còn có tên gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học là Gekko gekko L họ tắc kè. Bạn đừng nhầm với con thằn lằn (thạch sùng). Nó dài hơn con thằn lằn, đầu, lưng, đuôi đều có vẩy nhỏ nhiều sắc màu từ xanh lá mạ đến xanh rêu. Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận qúi nhất. Nếu bạn bắt nó, nó có thể rụng đuôi rồi mọc lại.

Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.
Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 40độ 2 lít.
Cách bào chế:
Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.
Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín
Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).


Chía sẻ cách ngâm rượu Ba kích

Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.
Người ta thu hoạch rễ ba kích vào những ngày đẹp trời của mùa đông. Trước hết, đem rửa sạch đất cát, phơi độ 5 - 7 nắng cho tới khô; hoặc trước khi phơi, đem đồ chừng 30 - 45 phút cho giảm độ thủy phân của rễ rồi mới đem phơi khô hoặc sấy khô. Khi rễ gần khô, dùng dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra, rồi phơi tiếp đến khô. Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, ủ mềm độ 1 giờ, rồi bóc bỏ lõi, cắt thành đoạn 3 - 5cm. Sau đó tiến hành chế biến cổ truyền với một số phương pháp sau đây:
Ba kích chích rượu:
Ba kích 1.000g; rượu trắng (35 - 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.
Ba kích chích muối ăn: ba kích 1.000g; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào ba kích, ủ 2 - 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Ba kích chích cam thảo: ba kích 1.000g; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết, vì nó sẽ đạt được các mục đích như tăng được tính dương khi chích với rượu, tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn, loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
Theo YHCT, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
Như ta đã biết, thành phần hóa học chính của ba kích là các hợp chất anthranoid: tectoquinon, 1- hydroxyl -2, 3 - dimethyl-anthraquinon…; Các hợp chất iridoid: asperulosid, morofficialosid… có nhiều các nguyên tố vi lượng, vitamin C. Về tác dụng sinh học, ba kích có nhiều biểu hiện tốt về khả năng tăng cường hiệu lực của nội tiết tố androgen, tăng cường khả năng bơi của chuột thí nghiệm, lại có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, chống độc tốt. Trên thực tế, thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích.
Rượu ba kích
Dùng một trong những sản phẩm ba kích chế biến ở trên để ngâm rượu. Đem ba kích chế tán thành bột thô (kích thước 5x5mm), trần bì thái chỉ, sao vàng, cắt nhỏ, tiểu hồi, vi sao, giã dập, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ: ba kích chế 1.000g; trần bì (sao vàng) 50g; tiểu hồi 20g; rượu trắng (35-40%) 3lít.
Cho rượu vào bột nói trên, lần 1, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần. Gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín.
Ngâm lần 2: Thêm 2 lít rượu với nồng độ trên, ngâm tiếp 3 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Ngâm lần 3: Thêm 2 lít rượu vào ngâm tiếp 2 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Phối hợp dịch rượu ngâm của 3 lần, lắc đều. Để lắng, gạn, lọc.
Cũng có thể ngâm riêng rượu của trần bì, tiểu hồi rồi pha chế vào dịch ngâm của rượu ba kích. Việc gia thêm trần bì và tiểu hồi vào rượu ba kích với mục dích tăng thêm tính dương và tăng thêm mùi vị thơm ngon cho rượu ba kích. Cũng có thể pha thêm một chút đường kính vào rượu trên cho dịu.
Để tăng tác dụng bổ thận dương, có thể ngâm thêm vào công thức trên 200g bột thô hà thủ ô đỏ (chế với đậu đen), 100g bột thô đỗ trọng (chích muối ăn).
Rượu ba kích có thể chất trong, màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Ngày có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
--------------------------------------------------------------------------------
Để có sản phẩm rượu ba kích tốt, ngoài việc phải chọn dược liệu tốt, đồng thời chọn rượu ngâm phải là rượu do các cơ sở đã được đăng ký chất lượng sản xuất thì mới mang lại hiệu quả.
- Cơ sở Rượu Gia truyền 48 Lò Đúc chuyên cung cấp các loại rượu ngon uy tín được chưng cất từ gạo quê nguyên chất, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của quý khách và đảm bảo sẽ đạt hiểu quả tối đa của từng thang thuốc quý.
Hãy liên hệ với chúng tôi
ĐT; 0968.58.6618 địa chỉ 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội



Rượu Trà nếp & Cẩm chất 30 độ

GIỚI THIỆU VỀ HAI DÒNG RƯỢU ĐẶC BIỆT THƠM NGON CỦA CỬA HÀNG RƯỢU GIA TRUYỀN

Để mâm cỗ được chọn vẹn, ấm cúng đầy đủ hương vị Quý khách nên tham khảo hai dòng rượu Cẩm chất & Trà nếp là rất hợp lý và tiết kiệm mà lại chất lượng cao hơn hẳn các dòng rượu lạ khác.
- Thứ nhất Rượu được chưng cất từ nếp Cẩm, nếp Cái Hòa Vàng có nồng độ là 30 độ và chắt lọc rất cẩn thận nên rượu uống rất ngon và êm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ hai Rượu được chứa vào chum sành hạ thổ 90 - 120 ngày, sau đó triết ra chai nhựa dùng 1 lần có dung tích 500ml.
- Thứ ba Do được chứa trong chum sành hạ thổ nên khi triết ra chai nhựa vẫn đảm bảo chất lượng và êm dịu, cay cay của hương vị truyền thống rượu Quê Việt mà không lo khi say bị đổ vỡ chai rất an toàn nhé ACE....
------------------------------------------------------------------
Quý khách hay liên hệ với cửa hàng để được phục vụ.
Địa chỉ: Cơ sở 1; Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 ngõ 298 Ngọc Lâm - Long Biên _ Hà Nội
email: Ruougiatruyen@gmail.com
ĐT Liên hệ ship hàng: 0968.58.6618 - 04-39781175

-------------------------------------------------------------------
Quý khách lưu ý, để mua được rượu Quê nguyên chất không pha trộn đảm bảo đúng chất lượng Quý khách lưu ý logo và biển hiệu của cửa hàng Rượu Gia Truyền tránh mua nhầm.
CHÚC QUÝ KHÁCH NĂM MỚI TẤN TÀI TẤN LỘC








Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Công dụng của Rượu Nếp Cái Hoa vàng

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu Nếp Cái Hoa Vàng còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp. 

Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.

Rượu nếp cái là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo.


Cơm rượu Nếp Cái Hoa Vàng có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu.

Men rượu được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng, nắm thành từng nắm nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hoá thành một dạng men. Tuỳ theo kinh nghiệm và bí quyết riêng của từng người sản xuất, nguyên liệu làm men rượu có thể khác nhau. Chính men này là thành phần quan trọng tác động đến hương vị và chất lượng của rượu.
Vì được làm từ gạo nếp nên rượu nếp hay cơm rượu là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan ngọ mà có những gánh rượu nếp bán rong quanh năm rất đắt khách, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.

Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá. Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 - 60ml rất tốt.
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp.

Nghiên cứu còn cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này.




Đôi lời giới thiệu về cửa hàng Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc - Hà Nội

Cửa hàng Rượu Gia Truyền xin gửi lời chào thân mến đến Quý khách.

Website:
https://sites.google.com/si…/ruougaogiatruyen0968586618/home
https://ruougaogiatruyen.blogspot.com/
email: Ruougiatruyen@gmail.com
Đc: 48 Lò Đúc - 0968586618
-------------------------------------------------------------------------
Quý khách lưu ý tránh mua nhầm. Để mua được rượu Quê nguyên chất không pha trộn đảm bảo đúng chất lượng Quý khách lưu ý logo và biển hiệu tại cửa hàng Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc.

Cơ sở nấu rượu gạo của gia đình tại quê có chứng nhận 
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Do SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG chứng nhận.
Số cấp:15/2016/GCNATVSTP - SCT
Giấy chứng nhận có hiệu lực đến: 13/7/2019
-----------------------------------------------------------------------------
Thương hiệu Rượu gạo gia truyền tại 48 Lò Đúc đã có từ năm 1985 cho đến nay. Gần 30 năm kinh doanh rượu Quê tại Hà Nội, thương hiệu Rượu gia truyền đã khẳng định được uy tín và chất lượng, được mọi người yêu mến tin tưởng sử dụng.
Với tiêu chí đưa tới Quý khách những dòng rượu Truyền Thống thuần Việt mang đậm bản sắc làng quê Kinh Bắc, cửa hàng Rượu gia truyền luôn luôn trú trọng lựa chọn nguyên liệu khi nấu như; Gạo mới + men gia truyền + nguồn nước sạch đảm bảo VSATTP để có thể chưng cất được những giọt rượu thơm ngon đậm đà hương vị truyền thống đã có từ bao đời.

Từng giot rượu thơm ngon, nguyên chất được chưng cất chắt lọc cẩn thận sẽ cho Quý khách cảm nhận rõ sự tinh tế với hương vị CAY CAY THƠM DỊU đặc trưng riêng của rượu gạo quê mỗi khi bạn nhâm nhi thưởng thức. Để tạo ra được hương vị thơm ngon đó, là do nỗ lực của các nghệ nhân lâu năm nhiều kinh nhiệm trong gia đình trực tiếp chưng cất tạo nên.Do vây, Rượu gia truyền tại cửa hàng sẽ và luôn hài lòng mọi Quý khách sành rượu quê dù là khó tính nhất. 
Ngoài các dòng rượu đắt tiền phục vụ ngâm thuốc quý, tại cửa hàng còn cung cung cấp một số dòng rượu khác có thể đáp ứng được nhu cầu về giá cả phục vụ kinh doanh hay sử dụng của mọi quý khách. Chính vì vậy cửa hàng rất mong Quý khách gần xa hãy một lần dùng thử và ủng hộ cửa hàng.
Xin trân trọng cảm ơn.
Chúc Quý khách luôn mạnh khỏe, phát tài.
Cơ sở 1: Số 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 ngõ 298 Ngọc Lâm - Long Biên _ Hà Nội
-----------------------------------------------------------
ĐT Liên hệ ship hàng: 0968.58.6618 - 024-39781175


Địa chỉ: Cơ sở 1; Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội













Hình ảnh cửa hàng tại 48 phố Lò Đúc, HBT, Hà Nội

Hình ảnh các sản phẩm đóng chum và chai của cửa hàng










Hình ảnh sản phẩm của cửa hàng