Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Chia sẻ cách ngâm rượu thuốc bổ chất lượng cao

Rượu Thuốc:
Rượu thuốc nói chung, rượu thuốc từ động vật nói riêng có nguồn gốc xa xưa, được chế biến thành đồ uống đồng thời cũng tham gia vào quá trình phòng chữa bệnh cho con người. Khi nói tới rượu người ta thấy ngay, đó là loại đồ uống có mặt hầu như trong mọi gia đình, nó tham gia vào các cuộc vui, lễ tết... Ngoài ra rượu thuốc từ động vật còn được sử dụng tích cực vào việc phòng chữa bệnh cho kết quả rất cao. 

Rượu thuốc từ động vật không chỉ là rượu ngâm đơn thuần như xưa nay chúng ta thường sử dụng và chữa một số bệnh về xương khớp, đau lưng. Rượu thuốc từ động vật có thể phòng và điều trị các bệnh nội khoa như: Cảm lạnh, ho, viêm khí quản, đau đầu, mất ngủ, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tiểu tiện ra máu, liệt dương, vô sinh ở nam giới, đau bụng kinh ở nữ giới... Rượu thuốc cũng đưa lại những hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ngoại khoa như: Viêm khớp phong thấp, viêm dạng thần kinh, đau thần kinh tọa, viêm quanh vai...
Rượu thuốc từ động vật còn có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực và kéo dài tuổi thọ. Rượu giúp bổ khí đường huyết, bổ gan, thận và tỳ vị...
Bạn đọc có thể lựa chọn cho mình hoặc người thân loại rượu thích hợp để phòng và điều trị bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, điều trị bệnh có hiệu quả.
1. Rượu Ba Kích

Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. 
Người ta thu hoạch rễ ba kích vào những ngày đẹp trời của mùa đông. Trước hết, đem rửa sạch đất cát, phơi độ 5 - 7 nắng cho tới khô; hoặc trước khi phơi, đem đồ chừng 30 - 45 phút cho giảm độ thủy phân của rễ rồi mới đem phơi khô hoặc sấy khô. Khi rễ gần khô, dùng dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra, rồi phơi tiếp đến khô. Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, ủ mềm độ 1 giờ, rồi bóc bỏ lõi, cắt thành đoạn 3 - 5cm. Sau đó tiến hành chế biến cổ truyền với một số phương pháp sau đây:

Ba kích chích rượu:
Ba kích 1.000g; rượu trắng (35 - 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.
Ba kích chích muối ăn: ba kích 1.000g; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào ba kích, ủ 2 - 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Ba kích chích cam thảo: ba kích 1.000g; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết, vì nó sẽ đạt được các mục đích như tăng được tính dương khi chích với rượu, tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn, loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
Theo YHCT, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
Như ta đã biết, thành phần hóa học chính của ba kích là các hợp chất anthranoid: tectoquinon, 1- hydroxyl -2, 3 - dimethyl-anthraquinon…; Các hợp chất iridoid: asperulosid, morofficialosid… có nhiều các nguyên tố vi lượng, vitamin C. Về tác dụng sinh học, ba kích có nhiều biểu hiện tốt về khả năng tăng cường hiệu lực của nội tiết tố androgen, tăng cường khả năng bơi của chuột thí nghiệm, lại có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, chống độc tốt. Trên thực tế, thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích.
Rượu ba kích
Dùng một trong những sản phẩm ba kích chế biến ở trên để ngâm rượu. Đem ba kích chế tán thành bột thô (kích thước 5x5mm), trần bì thái chỉ, sao vàng, cắt nhỏ, tiểu hồi, vi sao, giã dập, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ: ba kích chế 1.000g; trần bì (sao vàng) 50g; tiểu hồi 20g; rượu trắng (35-40%) 3lít.
Cho rượu vào bột nói trên, lần 1, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần. Gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín.
Ngâm lần 2: Thêm 2 lít rượu với nồng độ trên, ngâm tiếp 3 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Ngâm lần 3: Thêm 2 lít rượu vào ngâm tiếp 2 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.
Phối hợp dịch rượu ngâm của 3 lần, lắc đều. Để lắng, gạn, lọc.
Cũng có thể ngâm riêng rượu của trần bì, tiểu hồi rồi pha chế vào dịch ngâm của rượu ba kích. Việc gia thêm trần bì và tiểu hồi vào rượu ba kích với mục dích tăng thêm tính dương và tăng thêm mùi vị thơm ngon cho rượu ba kích. Cũng có thể pha thêm một chút đường kính vào rượu trên cho dịu.
Để tăng tác dụng bổ thận dương, có thể ngâm thêm vào công thức trên 200g bột thô hà thủ ô đỏ (chế với đậu đen), 100g bột thô đỗ trọng (chích muối ăn).
Rượu ba kích có thể chất trong, màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Ngày có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Để có sản phẩm rượu ba kích tốt, ngoài việc phải chọn dược liệu tốt, đồng thời chọn rượu ngâm phải là rượu do các cơ sở đã được đăng ký chất lượng sản xuất thì mới mang lại hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có sản phẩm rượu ba kích của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội Halico là sản phẩm đáng tin cậy, người sử dụng có thể tìm mua.


2.Rượu Hải Sâm:

Cách chế biến và ngâm rượu hải sâm - vị thuốc qúy cho cả nam và nữ
Trong các vị thuốc quý có nguồn gốc động vật được phát hiện ở biển Việt Nam, trước hết phải kể đến hải sâm (Holothuria). Sở dĩ có tên như vậy, vì nó là một vị thuốc quý, được đánh giá như nhân sâm, và lại sống trên biển, nên có tên hải sâm. Trong dân gian, hải sâm còn có tên đỉa biển, dưa chuột biển, nhím biển. Với rượu hải sâm, hoặc hải sâm phối hợp với hải  mã, dùng tốt cho các bệnh  suy giảm sinh dục của cả hai giới. Với đấng mày râu, hải sâm chống được chứng di tinh, tảo tiết. Với phái đẹp, hải sâm chống chứng lãnh cảm, dửng dưng… 
Chế biến hải sâm
Trước hết đem rửa sạch bùn đất bên ngoài, sau đó dùng một ngón tay hoặc một đoạn gỗ nhỏ, ấn vào miệng hải sâm, rồi đẩy nhẹ để lộn toàn bộ phía bên trong ruột ra phía ngoài. Vứt bỏ hết các bộ phận bên trong. Rửa sạch kỹ, rồi  đem hải sâm tẩy mùi bằng dịch gừng/rượu (1kg hải sâm/200g gừng tươi/300ml rượu trắng 35- 40 %). Đem gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm rượu, trộn đều. Sau đó cho hải sâm vào, bóp đều. Để 30 phút, thỉnh thoảng đảo lại cho đều. Sau đó, lấy hải sâm ra, bỏ sạch gừng, rượu. Để khô se, rồi có thể tiến hành theo hai cách sau:
Ngâm rượu hải sâm tươi: Đem hải sâm đã chế ở trên cắt thành miếng nhỏ, rồi ngâm trong rượu dược dụng có nồng độ 60%. Có thể tiến hành với tỷ lệ một hải sâm năm rượu, trong 3 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích, thời gian cũng  giảm dần, 2 tháng (lần 2), 1 tháng (lần 3). Trộn đều rượu chiết của ba lần lại. Để lắng, gạn bỏ tủa.  Song song ngâm riêng một thang thuốc Đông y, với tỷ lệ hải sâm/rượu (1: 1),  theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g  hải sâm tươi, có thể dùng 100g thuốc đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, hà thủ ô đỏ (chế đỗ đen)  mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng hành khí vừa làm thơm, như trần bì, thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Các vị thuốc có thể cắt nhỏ hoặc tán bột thô, rồi ngâm với rượu 35%. Cũng có thể chiết 3 lần để lấy kiệt dịch thuốc
Sau đó có thể phối hợp giữa rượu hải sâm với rượu thuốc theo tỷ lệ 50-50.


Hải sâm khô: Đem hải sâm đã chế biến sạch ở trên, lấy dao hoặc kéo cắt dọc thân,  rồi dàn đều khối thịt trên khay men để sấy. Khi sấy khô, cần chú ý nhiệt độ sấy. Ngay từ đầu nhiệt độ sấy phải đảm bảo từ 50 - 60oC để hải sâm khỏi bị ôi, thiu. Sau đó tăng dần nhiệt độ. Trong quá trình sấy, cần lật đảo các mặt cho đều,  đến khi chín hẳn, khô vàng, cho mùi thơm, ngậy.
Sau khi đã có hải sâm khô, có thể đem tán thành bột thô, rồi đem ngâm với rượu 35-40% theo tỷ lệ, một phần hải sâm 5 phần rượu, trong 1 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích,  thời gian cũng  giảm dần, 3 tuần lễ (lần 2), 2 tuần lễ (lần 3). Trộn đều rượu chiết của 3 lần lại. Song song cũng  ngâm riêng một thang thuốc Đông y, cũng với tỷ lệ giữa bột hải sâm và rượu, là (1:1) theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g bột hải sâm, có thể dùng 100g thuốc Đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, thỏ ty tử, mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng làm thơm và hành khí, như trần bì,  hoặc vừa mang tính chất bổ huyết và tạo mầu, như  huyết giác, mỗi vị 10g. Các vị thuốc cần thái nhỏ, hoặc tán thành bột thô, chiết với 1 lít  rượu 35 %. Chiết 3 lần. Khi pha chế, có thể dùng tỷ lệ 50 – 50, giữa hải sâm và rượu thuốc. Cũng có thể phối hợp ngâm giữa hải sâm và hải mã (cá ngựa), theo tỷ lệ,  lượng hải sâm gấp đôi lượng hải mã, có thể ngâm dưới dạng tươi hoặc làm bột khô như cách trên. Quá trình chế biến và pha chế tương tự như làm với hải sâm.
Có thể pha thêm ít mật ong, hoặc đường kính vào rượu hải sâm để tăng thêm khẩu vị. Với rượu nên dùng vào các buổi trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.
Ngoài dạng thuốc rượu ra, hải sâm có thể được dùng dưới dạng bột, thích hợp cho các anh, chị có tửu lượng thấp, hoặc không uống được rượu. Hải sâm đem sấy khô, như trên rồi tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g-10g với rượu hoặc nước gừng ấm.             
Ngoài cách bào chế dưới dạng thuốc,  hải sâm cũng được dùng dưới dạng thực phẩm, như hải sâm xào riêng hoặc xào với thịt dê, với cá ngựa


3. Cách ngâm rượu cao hổ cốt

Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt. 
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà ngâm càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.


HỔ CỐT MỘC QUA TỬU


Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr

Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc
Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr

HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬ


Hổ cốt 10 gr
Nhân sâm 10 gr 
Ngâm trong một lít vodka, gin. 
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.


- Cơ sở Rượu Gia Truyền chuyên cung cấp các dòng rượu Quê chất lượng cao uy tín đã được khẳng định trong nhiều năm. Quý khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của cửa hàng Rượu Gia Truyền để ngâm các loại thuốc bổ có giá trị cao. Cửa hàng rất mong Quý khách ủng hộ.

Địa chỉ: Cơ sở 1; Rượu Gia Truyền 48 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 ngõ 298 Ngọc Lâm - Long Biên _ Hà Nội
-----------------------------------------------------------
ĐT Liên hệ ship hàng: 0968.58.6618 - 04-39781175

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét